Phân tích tác phẩm Vợ nhặt hay
Các bài phân tích Vợ nhặt Kim Lân dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Người ta vẫn thường nói rằng tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn. Dù cùng một đề tài những mỗi nhà văn có những cách khai thác hiện thực khác nhau. Đó chính là điểm làm nên phong cách của mỗi tác giả. Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, Kim Lân được biết đến không chỉ là tác phẩm Làng, mà còn rất nhiều tác phẩm khác, nổi bật nhất chính là Vợ nhặt. Tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Kim Lân với những con người nghèo khổ.
Đọc Vợ nhặt ta được tiếp cận với biết bao thân phận tăm tối, cuộc đời họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Nhân hình của Tràng, người vợ nhặt, bà mẹ đều méo mó trước sức hủy diệt khủng khiếp của cái đói. Là sự thiếu thốn về vật chất đến cùng cực. Nhưng chính từ nơi tối tăm, thiếu thốn nhất ấy, lại bừng lên tình người, tình yêu thương con người mãnh liệt của những người cùng cảnh ngộ. Nhân đạo chính là ở chỗ đó.
Bước chân vào tác phẩm, cái đói được tác giả khắc họa vô cùng rõ nét. Sự sống của những con người, đặc biệt là xóm ngụ cư dường như ngàn cân treo sợi tóc, thần chết sẵn sàng đến đưa họ đi bất cứ lúc nào. Cõi dương nhưng lúc nào cũng lởn vởn âm khí, cái chết hiện hình ngay bên cạnh những người đang còn sống. Nhưng giữa nạn đói khủng khiếp đó, anh Tràng lại vẫn rất lạc quan, sự sống đối với anh “chẳng bao giờ là chán nản”. Tràng được tác giả phác họa là chàng trai thô kệch, xấu xí “hai con mắt nhỏ tí” “lưng to như lưng gấu” tình tình lại không được khôn ngoan, hay nói nhảm, nói một mình, đôi khi tự ngửa cổ lên trời mà cười hềnh hệch. Không chỉ vậy, xuất thân của anh ta cũng rất đáng buồn, là dân xóm ngụ cư, cảng được ai chú tâm, coi trọng. Quả thực anh cu Tràng đã là tận cùng của sự khổ sở và đau đớn.
Nhưng điều bất ngờ nhất chính là sự kiện chàng có vợ. Một cô vợ được nhặt về. Càng lạ hơn là trong thời buổi, lo cho mình còn chưa xong, mà Tràng lại sẵn sang đèo bòng thêm một người phụ nữ, thêm một miếng ăn cho chính mình. Liệu đây có phải là một phút bồng bột nhất thời của người đàn ông này hay không? Nhưng đó quả thực không phải là một quyết định nhất thời, mà quyết định đó xuất phát từ tình yêu thương, từ khát khao hạnh phúc rất đỗi bình thường của mỗi con người. Khi nhìn thấy người vợ nhặt, một kẻ tứ cố vô thân, gầy đen như sắp chết, một con người thiện lương như Tràng chắc chắn sẽ không thẻ làm ngờ. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc cũng đã đủ se nên mối duyên trăm năm tình nghĩa vợ chồng. Có gì đó như là chua xót, như là thương cảm cho cuộc hôn nhân của những con người cùng khổ này. Dựng nên một tình thế éo le như vật dường như nhà văn đã đánh cược với tất cả, để khẳng định, để tin tưởng vào tấm long nhân đạo, nhân văn ẩn sâu trong mỗi con người.
Cái đói, cái chết cũng không thể hủy diệt khát khao hạnh phúc, khát khao có một mái ấm gia đình trong lòng Tràng. Không chỉ vậy, với mái ấm này đã khiến Tràng thay đổi hoàn toàn. Đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc, lâng lâng “tựa hồ như có ai vuốt nhẹ vào sống lưng”. Hạnh phúc của con người thật bình dị và đơn sơ, nó có sức mạnh cải hóa con người, giúp con người ta sau một đêm tân hôn tuyệt vời có thể thay đổi theo hướng tích cực đến như vậy: “Trong phút chốc Tràng quên tất cả cảnh sống ê chề, tủi nhục”. Nhìn thấy ngôi nhà gon ghẽ, thấy người vợ quét tước dọn dẹp, lại bừng lại trong cgangf khát vọng vun vén cho gia đình. Cuộc sống, chao ôi sao mà dễ thương, yên ấm đến như vậy. Mặc dù ngay sau đó hiện thực lại ấp thẳng xuống họ, với bữa cơm ngày đói vô cùng thảm hại, nhưng ai cũng thấy ngon, vì trong họ trào dâng niềm hạnh phúc, khát vọng về tương lai tốt đẹp.
Xem thêm: