Ameba Ownd

アプリで簡単、無料ホームページ作成

top10brandingg's Ownd

Phân tích bài Tự Tình 2 hay nhất hiện nay

2023.03.24 02:33

Các bài mẫu phân tích Tự Tình 2 của tác giả Hồ Xuân Hương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích bài thơ Tự Tình 2 hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Phân tích bài thơ Tự Tình 2

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng cực kì độc đáo và đặc sắc trong làn sóng thơ ca trung đại Việt Nam. Bà là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với ngòi bút dí dỏm, táo bạo nhưng cũng rất tinh tế, trữ tình. Theo các nhà nghiên cứu, bà để lại tập “Lưu hương kí” gồm bốn mươi bài thơ Nôm truyền tụng. Trong số những sáng tác của thi sĩ, nổi bật lên là bài “Tự tình 2”. Bài thơ nằm trong chùm ba bài “Tự tình”, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

Bài thơ “Tự tình 2” nằm trong chùm 3 bài thơ “Tự tình”. Mỗi bài thơ đều là tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim và nỗi lòng nữ sĩ. Trước hết, bài thơ mở ra bằng nỗi niềm của tác giả trong một đêm khuya vắng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”.

Đêm, đó là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, cũng là thời khắc sum họp lứa đôi. Nhưng với những người cô đơn, đó cũng là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh tận cùng. Giữa đêm khuya tĩnh lặng ấy, “văng vẳng” âm thanh của tiếng trống canh dồn. Từ láy “văng vẳng” kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc tả không gian vắng lặng. Tiếng trống canh khiến lòng dạ con người như rối bời.

Cấu trúc đảo ngữ nhấn mạnh sự dồn đuổi của thời gian. Cái nhịp gấp gáp ấy không chỉ là bước đi của thời gian, mà còn là sự rối bời của tâm trạng. Trong không gian, thời gian ấy, hiện lên hình ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng. Từ “trơ” đặt ở đầu câu thơ gây ấn tượng mạnh. Từ “trơ” có thể hiểu theo 2 cách.

Đó có thể là sự trơ trọi, cô đơn. Nhưng cũng có thể là sự trơ lì, tủi hổ. Hai chữ “hồng nhan” vốn dùng để nói về vẻ đẹp lại đi cùng từ “cái” nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Tuy vậy, ta vẫn thấy thấp thoáng sau phép đối hồng nhanh với nước non là sự kiêu hãnh của một tâm hồn cá tính, kiên cường. Hai câu thơ thể hiện nỗi niềm chua xót, tủi hổ nhưng cũng bộc lộ bản lĩnh kiên cường , cứng cỏi của Hồ Xuân Hương.

Sau những dòng tâm sự đầy chua xót, Hồ Xuân Hương tìm đến những điều khác để xua đi nỗi buồn nhưng thực chất càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, tủi hổ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Trong nỗi cô đơn, nhà thơ tìm đến rượu để giải sầu, giải uất. Cụm từ “say lại tỉnh” vẽ nên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Nhưng “nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu thêm”, nhà thơ tìm đến vầng trăng mong tìm được sự sẻ chia. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”. Hình ảnh ẩn dụ: “trăng xế khuyết chưa tròn” như muốn nói tuổi xuân đã sắp trôi qua mà tình duyên chưa trọn.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Lời thơ chứa đựng nỗi niềm bi kịch. Càng khao khát hạnh phúc, nữ sĩ lại càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khôn nguôi. Nỗi niềm phẫn uất ấy trào ra, thâm vào cảnh vật:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.

Ở hai câu thơ này, Hồ Xuân Hương không sử dụng những hình ảnh to lớn, trang nhã mà lại chọn lựa hai hình ảnh đầy giản dị, đơn sơ: “rêu” và “đá”. “Rêu” và “đá” vốn là những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn, không có tiếng nói. Nhưng việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với những động từ mạnh “xiên”, “đâm” đã nhấn mạnh sức mạnh phản kháng trào dâng. Tất cả như vạch đất mà hờn, vạch trời mà oán.

Cảnh vật cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong sự bế tắc. Bút pháp tả cảnh ngụ tình một lần nữa thể hiện bản lĩnh, cá tính và khát vọng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Nếu như ở hai câu luận, ta thấy một Xuân Hương tự tin, kiêu hãnh, thì ở hai câu kết, cảm xúc lại trở về với cô đơn, bế tắc. Có lẽ dù kiên cường, mạnh mẽ đến đâu thì nữ sĩ cũng không thể thoát khỏi thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Từ “xuân” trong câu thơ thật đa nghĩa. Đó vừa là mùa xuân của cuộc đời, vừa là tuổi xuân của đời người. Xuân đi rồi xuân lại, tạo hóa vẫn tuần hoàn, chỉ có tuổi xuân của con người qua đi mà không bao giờ trở lại. Bên cạnh đó, hai từ “lại” được xếp cạnh nhau nhưng lại mang hai ý nghĩa. “Lại” có thể hiểu là thêm lần nữa, nhưng cũng có thể hiểu là sự tuần hoàn, sự trở lại.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích Tự Tình 2

Sơ đồ tư duy Tự Tình 2

#phantichtutunh2 #danytutinh2 #sodotuduytutinh2